Contents
- 1 Các giai đoạn phát triển của Áo dài Việt Nam
- 2 Áo dài là một trong những trang phục không thể thiếu của người con gái Việt. Nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc không thể thiếu của dân tộc ta. Tuy nhiên, ít ai lại biết được nguồn gốc cũng như sự phát triển qua từng năm tháng của nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của trang phục này.
- 3 I. Áo dài giao lãnh.
- 4 Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào có thể xác định được thời gian chính xác và thời điểm áo dài xuất hiện. Và theo những nhận định của chuyên gia thì trang phục này đã ra đời cách đây hàng ngàn năm.
- 5 Áo giao lãnh hay còn gọi là áo đối lĩnh, là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo được thiết kế hai cổ áo giao nhau, xẻ hai bên hông, có cổ tay rộng, thân dài chấm gót, được may rộng để mặc bên ngoài, bên trong là yếm lót. Thân áo được kết hợp từ 4 tấm vải, được mặc cùng váy đen và thắt lưng màu buông thả. Ngày xưa, cổ nhân hay đi chân đất, người có quyền quý thì mang gỗ guốc và dép.
- 6 II. Áo dài tứ thân.
- 7 Áo tứ thân xuất hiện vào thế kỷ 17, được cách tân để phù hợp hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ. Áo gồm 4 vạt: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. So với áo giao lãnh, chiếc áo này được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau và 2 tà sau may liền thành vạt áo.
- 8 III. Áo dài ngũ thân.
- 9 Áo ngũ thân xuất hiện vào thời vua Gia Long. Loại này được may thêm một tà nhỏ giúp phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Khác với hai loại trên, áo này được may kín, không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân được nối sống, tạo thành 4 vạt, tượng trưng cho tứ cha mẹ và vạt con nằm dưới vạt trước chính là ngụ ý người con đang mặc chiếc áo. Cổ áo có bâu đệm và có 5 chiếc khuy, được lấy cảm hứng từ quan điểm về ngũ thường theo Nho giáo và ngũ hành theo triết học.
- 10 IV. Áo dài Le Mur.
- 11 Trải qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau, vào năm 1934, họa sĩ Cát Tường đã cải tạo chiếc áo và đặt tên là áo Lemur (Lemur là tên Cát Tường khi dịch sang tiếng Pháp). Với sự kế thừa và phát huy những nét thời trang mới mẻ của Tây Âu, áo được chia làm hai tà là tà trước và sau, trễ dưới eo khoảng 8cm. Điều đặc biệt đáng chú ý là eo áo được nhấn nhẹ, hơi bó sát vào bụng để nâng lên vòng 1. Không những vậy, áo được may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng và cổ hở.
- 12 Vì những nét được cho là “lai căng” thái quá như vậy mà đã gây ra nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Một số người ưa thích, một số người lại tẩy chay và cho là đĩ thõa , được phản ánh trong tác phẩm “số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
- 13 V. Áo dài Lê Phổ.
- 14 Áo Lê Phổ là một sự kết hợp giữa áo Lemur và áo tứ thân. Vạt áo được may dài, tay suông, cổ kín, có nút bên phải áo và được may ôm với cơ thể. Kiểu áo này được mặc với quần ống loe màu trắng và dài đến gót chân.
- 15 VI. Áo dài Raglan.
- 16 Trang phục này xuất hiện vào những năm 60 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo. Trong khi may thường gặp vấn đề khó khăn là những nếp nhăn hay xuất hiện hai bên nách. Vì vậy, cách ráp tay này đã giải quyết vấn đề này với cải tiến hàng nút cài được bố trí chạy từ cố xéo xuống dưới nách và chạy xuống tới hông. Với thiết kế này, chiếc áo ôm khít từng đường cong của cơ thể, tăng tính thẩm mỹ cho trang phục.
- 17 VII. Áo dài Mini – Raglan.
- 18 Áo được may ngắn tay và có tà ngắn tới bàn chân để phù hợp với nhiều nữ sinh. Tuy nhiên, hai ống quần được thiết kế lòa xòa phủ kín bàn chân. Nhờ vậy, nó làm toát lên vẻ hồn nhiên và dễ thương của lứa tuổi học sinh.
- 19 VIII. Áo dài cách tân.
- 20 Với tiếp thu những phong cách thời trang hiện đại cũng như sự thay đổi trong lối sống và sinh hoạt, áo dài truyền thống đã được nhiều nhà thiết kế thay đổi để phù hợp hơn với nhiều người. Không dừng lại ở đó, những thiết kế áo dài ngày càng trở nên phong phú và đa dạng về kiểu dáng cũng như chất liệu.
- 21 Với những thông tin ở trên, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về quá trình phát triển của áo dài Việt Nam. Để sở hữu cho mình một thiết kế độc đáo, theo phong cách riêng, bạn hãy truy cập website http://sofiabridal.vn/ hoặc liên lạc qua hotline 0936 343 596. Là một thương hiệu áo dài sofia luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, chúng tôi luôn mong muốn được mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
- 22
- 23
- 24 Feature Collection
Các giai đoạn phát triển của Áo dài Việt Nam
Áo dài là một trong những trang phục không thể thiếu của người con gái Việt. Nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc không thể thiếu của dân tộc ta. Tuy nhiên, ít ai lại biết được nguồn gốc cũng như sự phát triển qua từng năm tháng của nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của trang phục này.
I. Áo dài giao lãnh.
Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào có thể xác định được thời gian chính xác và thời điểm áo dài xuất hiện. Và theo những nhận định của chuyên gia thì trang phục này đã ra đời cách đây hàng ngàn năm.
Áo giao lãnh hay còn gọi là áo đối lĩnh, là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo được thiết kế hai cổ áo giao nhau, xẻ hai bên hông, có cổ tay rộng, thân dài chấm gót, được may rộng để mặc bên ngoài, bên trong là yếm lót. Thân áo được kết hợp từ 4 tấm vải, được mặc cùng váy đen và thắt lưng màu buông thả. Ngày xưa, cổ nhân hay đi chân đất, người có quyền quý thì mang gỗ guốc và dép.
II. Áo dài tứ thân.
Áo tứ thân xuất hiện vào thế kỷ 17, được cách tân để phù hợp hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ. Áo gồm 4 vạt: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. So với áo giao lãnh, chiếc áo này được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau và 2 tà sau may liền thành vạt áo.
III. Áo dài ngũ thân.
Áo ngũ thân xuất hiện vào thời vua Gia Long. Loại này được may thêm một tà nhỏ giúp phân biệt các tầng lớp trong xã hội. Khác với hai loại trên, áo này được may kín, không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân được nối sống, tạo thành 4 vạt, tượng trưng cho tứ cha mẹ và vạt con nằm dưới vạt trước chính là ngụ ý người con đang mặc chiếc áo. Cổ áo có bâu đệm và có 5 chiếc khuy, được lấy cảm hứng từ quan điểm về ngũ thường theo Nho giáo và ngũ hành theo triết học.
IV. Áo dài Le Mur.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau, vào năm 1934, họa sĩ Cát Tường đã cải tạo chiếc áo và đặt tên là áo Lemur (Lemur là tên Cát Tường khi dịch sang tiếng Pháp). Với sự kế thừa và phát huy những nét thời trang mới mẻ của Tây Âu, áo được chia làm hai tà là tà trước và sau, trễ dưới eo khoảng 8cm. Điều đặc biệt đáng chú ý là eo áo được nhấn nhẹ, hơi bó sát vào bụng để nâng lên vòng 1. Không những vậy, áo được may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng và cổ hở.
Vì những nét được cho là “lai căng” thái quá như vậy mà đã gây ra nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Một số người ưa thích, một số người lại tẩy chay và cho là đĩ thõa , được phản ánh trong tác phẩm “số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
V. Áo dài Lê Phổ.
Áo Lê Phổ là một sự kết hợp giữa áo Lemur và áo tứ thân. Vạt áo được may dài, tay suông, cổ kín, có nút bên phải áo và được may ôm với cơ thể. Kiểu áo này được mặc với quần ống loe màu trắng và dài đến gót chân.
VI. Áo dài Raglan.
Trang phục này xuất hiện vào những năm 60 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo. Trong khi may thường gặp vấn đề khó khăn là những nếp nhăn hay xuất hiện hai bên nách. Vì vậy, cách ráp tay này đã giải quyết vấn đề này với cải tiến hàng nút cài được bố trí chạy từ cố xéo xuống dưới nách và chạy xuống tới hông. Với thiết kế này, chiếc áo ôm khít từng đường cong của cơ thể, tăng tính thẩm mỹ cho trang phục.
VII. Áo dài Mini – Raglan.
Áo được may ngắn tay và có tà ngắn tới bàn chân để phù hợp với nhiều nữ sinh. Tuy nhiên, hai ống quần được thiết kế lòa xòa phủ kín bàn chân. Nhờ vậy, nó làm toát lên vẻ hồn nhiên và dễ thương của lứa tuổi học sinh.
VIII. Áo dài cách tân.
Với tiếp thu những phong cách thời trang hiện đại cũng như sự thay đổi trong lối sống và sinh hoạt, áo dài truyền thống đã được nhiều nhà thiết kế thay đổi để phù hợp hơn với nhiều người. Không dừng lại ở đó, những thiết kế áo dài ngày càng trở nên phong phú và đa dạng về kiểu dáng cũng như chất liệu.
Với những thông tin ở trên, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về quá trình phát triển của áo dài Việt Nam. Để sở hữu cho mình một thiết kế độc đáo, theo phong cách riêng, bạn hãy truy cập website http://sofiabridal.vn/ hoặc liên lạc qua hotline 0936 343 596. Là một thương hiệu áo dài sofia luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, chúng tôi luôn mong muốn được mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
- SOFIA BRIDAL – TINH HOA ÁO DÀI VIỆT
- May đo bán sẵn cho thuê áo dài
- Địa chỉ: Số 38, Liền kề 13, KĐT Xa La, Hà Đông, HN
- Hotline: 0936343596
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/Aodaisofia
Feature Collection
5 mẫu áo dài cho mẹ hot nhất hiện nay
Các kiểu áo dài cách tân cho dáng người phù hợp
Những mẫu áo dài cưới nam được yêu thích nhất
May đo áo dài chuyên nghiệp thương hiệu Sofia Bridal
Làng lụa Vạn Phúc- Cội nguồn của chiếc áo dài Hà Đông
bí quyết lựa chọn Áo dài cách tân đẹp
Xu hướng thời trang áo dài cách tân năm 2020
Bí quyết chọn áo dài bà xui đẹp sang trọng
Áo dài may sẵn Hà đông - Sofia Bridal nổi tiếng
TƯ VẤN THỜI TRANG ÁO DÀI CÁCH TÂN HIỆN NAY
Những tiện ích khi chọn áo dài cách tân may sẵn
Chọn áo dài cô dâu tại Bắc Từ Liêm hợp mệnh cô dâu
Chọn áo cưới dài cho người gầy – Đừng lo nếu biết những điều sau
Tại sao nên chọn áo dài cưới tại Thanh Trì?
Làm thế nào để lựa chọn được một chiếc áo dài đẹp
Áo dài cho cô dâu tại Hà Nội - Nét đẹp duyên dáng
BST Những mẫu áo dài tết đẹp nhất 2020
ÁO DÀI CÁCH TÂN GIÁ RẺ GÂY SỐT TẠI HÀ NỘI
BÍ QUYẾT CHỌN ÁO DÀI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Lựa chọn áo dài sự kiện tại Chương Mỹ ấn tượng nhất
Áo dài quý bà cho mẹ tại Ứng Hòa theo từng họa tiết
Tìm hiểu ý nghĩa áo dài qua các màu sắc
Những bộ áo dài nam được ưa thích nhất năm 2019
Mách nhỏ chị em về cách may áo dài đẹp chuẩn